Cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh sao cho đúng cách, không thể xem thường. Bởi vừa mới sinh ra bé còn chưa thích nghi ngay với điều kiện môi trường. Hơn nữa, sự phát triển các cơ quan về đường hô hấp của trẻ con yếu ớt. Vì thế, khi sắp chuẩn bị lâm bồn, mẹ bầu nên tích lũy kinh nghiệm về việc này trước để không phải lúng túng trong quá trình sử dụng điều hòa cho con yêu của mình.
Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có tốt không?
Đa số các bố mẹ đều tin rằng cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày, quấn tã hay ủ nhiều lớp chăn để cơ thể con không bị lạnh, vì vậy đã không dám dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh mùa hè.
Đối với các trẻ sơ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đã có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và an toàn trong môi trường điều hòa thoáng mát. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh non, cân nặng dưới 3,5 kg thì tốt nhất cha mẹ hãy đợi đến lúc trẻ 1 – 2 tháng, tùy theo sự phát triển của bé rồi mới cho con dùng điều hòa. Hãy tỉnh tảo và áp dụng đúng cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn sức khỏe của trẻ nhất.
Có nên dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh?
Theo như thông tin PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cung cấp đối với những ngày hè oi nóng việc sử dụng điều hòa không khí cho bé sẽ mang lại cho bé thoải mái khi vui chơi vận động đồng thời nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn.
Đối với từng cơ địa của trẻ sẽ có những thích nghi với không khí lạnh của điều hòa khác nhau. Các ba mẹ khi cho trẻ nằm trong phòng điều hòa thì nên để ý tới phản ứng của mỗi trẻ cảm giác của bé dễ chịu hay khó chịu, có chảy ra mồ hôi không? , khi ngủ thấy trẻ ngủ sâu giấc không quấy khóc thì cơ địa trẻ phù hợp với nhiệt độ điều hòa.
Đa số các bố mẹ đều tin rằng cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày, quấn tã hay ủ nhiều lớp chăn để cơ thể con không bị lạnh, vì vậy đã không dám dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh mùa hè.
Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, vì trẻ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể, chỉ cần cho trẻ nằm điều hòa đúng cách sẽ không sao. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và an toàn ở cùng một nhiệt độ phòng như người lớn. Ngược lại, nếu cha mẹ ủ quá ấm, đắp nhiều chăn sẽ không có lợi mà còn khiến bé gặp nguy hiểm hơn.
Nhưng nếu trẻ sinh non, cân nặng dưới 3,5 kg thì tốt nhất cha mẹ hãy đợi đến lúc trẻ 1 – 2 tháng, tùy theo sự phát triển của bé rồi mới cho con dùng điều hòa.
Lưu ý: Vì khi dùng điều hòa, phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. Nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại rất quan trọng. Do đó, khi dùng điều hòa cha mẹ nên bật quạt thông gió để tạo sự thông thoáng không khí trong phòng.
Hướng dẫn cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách
Bên cạnh việc nằm điều hòa sẽ mang lại sự thoải mái cho trẻ và ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi thời tiết nắng nóng thì điều hòa cũng dễ làm khô tuyến hô hấp, dễ dẫn đến bệnh lý hô hấp: viêm hô hấp, viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản.
Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa, nếu trẻ không được chú ý và chăm sóc tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm. Để dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
-
Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ
Trẻ sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Với trẻ đủ tháng, được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì nhiệt độ lý tưởng ở trong phòng điều hòa là từ 26 – 28 độ C.
Nếu để nhiệt độ phòng trên 28 độ C, ngoài việc làm trẻ đổ mồ hôi, nổi rôm sảy còn làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi, đây là hiện tượng trẻ từ 1-12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân. Vì thế, cha mẹ nên giảm nhiệt độ phòng từ từ đến khi trẻ không ra mồ hôi và trằn trọc.
Để biết chính xác nhiệt độ trong phòng, các gia đình nên có một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng thay vì chú ý mức nhiệt độ trên điều hòa.
-
Không để điều hòa thổi thẳng vào người bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Vị trí lắp đặt điều hòa nên ở trên cao, cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay.
3. Không đột ngột đưa con ra ngoài, áp dụng nguyên tắc 3 phút
Khi đang để trẻ ngồi phòng điều hòa, không nên đột ngột đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị sốc nhiệt dẫn đến sốt, cảm cúm, ho,..
Nếu muốn đưa trẻ ra ngoài, hãy tắt điều hòa nhiệt độ, để trẻ tiếp tục ngồi trong căn phòng đó, sự tăng nhiệt độ dần của căn phòng sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn. Khi nhiệt độ trong phòng gần với nhiệt độ ngoài trời, lúc đó mới nên đưa trẻ ra ngoài.
Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
4. Giữ độ ẩm cho cơ thể của bé
Ngoài việc để ý về cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ cũng cần lưu ý sức khỏe cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé, đồng thời cho trẻ bú sữa nhiều cữ, trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.
Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Thay tã ướt thường xuyên và kịp thời để tránh lạnh bé.
Sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh theo từng quãng thời gian thích hợp để giúp da bé mịn mượt. Đặt một chậu nước nhỏ trong phòng, gần vị trí có điều hòa nhiệt độ. Việc này giúp cân bằng tình trạng không khí bị khô.
Nếu thời tiết không quá nóng thì không cần thiết phải cho bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên vẫn là tốt nhất cho cơ thể bé.
5. Chọn điều hòa có tính năng kháng khuẩn, vận hành êm
Trẻ em cần không gian yên tĩnh, thoáng mát để nghĩ ngơi. Vì vậy, dòng điều hòa có tính năng kháng khuẩn, vận hành êm ái là tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi chọn mua cho những đối tượng này.
6. Cho trẻ uống nhiều nước
Việc ở thường xuyên trong môi trường lạnh sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước, da dẻ khô ráp. Mất nước ở trẻ sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược, dễ bị bệnh và nguy cơ táo bón cao. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước khi nằm phòng máy lạnh.
Các loại nước lọc, sữa, nước trái cây, canh súp,… đều rất có lợi trong việc bù nước cho cơ thể.
Các chế độ điều hòa phù hợp với trẻ sơ sinh
1. Chế độ gió mát dễ chịu
Khi bật chế độ này sẽ giúp luồng gió lạnh thổi lên trần nhà giúp không khí mát được lan tỏa đều khắp căn phòng. Nguồn gió lạnh tránh thổi trực tiếp vào cơ thể của bé.
2. Chế độ hoạt động êm ái
Chế độ này không chỉ tạo ra luồng gió mát và dễ chịu mà còn tạo một không gian yên tĩnh đảm bảo giấc ngủ ngon cho bé. Với cơ chế hoạt động hiện đại trên công nghệ mới giúp giảm tối đa tiếng ồn hiệu quả.
3. Chế độ bảo vệ da
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mong manh, chế độ này giúp da bé không bị khô và hạn chế tình trạng mất nước khi nằm máy lạnh trong một khoảng thời gian dài.
4. Chế độ ion lọc không khí
Công nghệ hút vi khuẩn, lọc bụi bẩn, nấm mốc có trong không khí sẽ đem lại một căn phòng sạch sẽ, thoáng mát nhất cho bé.
5. Chế độ đuổi muỗi
Sóng siêu âm đuổi muỗi được phát ra từ máy lạnh sẽ giúp bé có một giấc ngủ ngon và an toàn vào ban đêm mà không còn nỗi lo lắng về muỗi.
Nhiệt độ phù hợp với cơ thể trẻ sơ sinh như thế nào?
-
Cách xác định về nhiệt độ trong phòng của trẻ:
Các mẹ thường hay nhầm lẫn các chỉ số nhiệt độ đã đo được có ghi ở trên điều hòa hay tại các chiếc quạt điện tử được thông báo về nhiệt độ phòng. Để xác định được chính xác về nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, thì các mẹ nên mua các loại niheetj kế, ẩm kế để đo nhiệt độ phòng.
Loại nhiệt ẩm kế điện tử là một trong những thiết bị đang được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình hiện nay, đặc biệt với những gia đình có con nhỏ thì chiếc nhiệt ẩm kế điện tử lại khá hữu dụng. Khi đã có các thông số về nhiệt độ trong phòng thì bạn có thể dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp và tốt nhất với sức khỏe của con yêu.
2. Nhiệt độ ở trong phòng của trẻ là bao là thích hợp nhất?
Việc duy trì một không gian có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ của trẻ sẽ giúp cho bé nhà bạn có được giấc ngủ tốt nhất và giúp bảo vệ sức khỏe của con yêu.
+ Khi nhiệt độ cao sẽ khiến cho con yêu của bạn dễ bị nóng, bé sẽ có nguy cơ bị SIDS (chính là bệnh đột tử) với loại này thường ít gặp ở trẻ 1 tháng tuổi, nhưng thường hay xảy ra với những trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và chiếm 905 đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, và nguy cơ này sẽ giảm dần khi trẻ trên 1 tuổi.
+ Điều kiện về độ ẩm trong phòng của trẻ phải đạt 70%, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn phát triển, tất cả những vi khuẩn này có trong không khí gây ra những bệnh bị viêm nhiễn đường hô hấp đặc biệt với những trẻ nhỏ khi sức đề kháng của con yêu thấp, tại Việt Nam ở khu vực miền Bắc trẻ thường hay mắc phải tình trạng này.
+ Theo Babycenter cho biêt: nhiệt độ thích hợp trong phòng của trẻ đảm bảo an toàn từ 23-26 độ C, độ ẩm từ 40-60% là thích hợp nhất.
Cách điều chỉnh điều hòa cho trẻ sơ sinh
1. Nhiệt độ trong phòng thấp
Khi nhiệt độ trong phòng quá thấp cha mẹ cần nắm bắt về, cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng thiết bị điều chỉnh nhiệt, máy sưởi hoặc máy điều hòa 2 chiều chỉnh mức tăng nhiệt độ, để thân nhiệt của trẻ không bị hạ quá thấp.
2 Nhiệt độ trong phòng cao
Khi nhiệt độ trong phòng quá cao
- Bạn có thể bật một chiếc quạt điện trong phòng ngủ của bé tuy nhiên cần để quạt cách xa nôi bé
- Không hướng trực tiếp luồng gió vào người bé, đảm bảo rằng quạt chỉ làm mát căn phòng của bé thôi.
- Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên.
- Cho trẻ mặc quần áo để ngủ hoặc chỉ cần mặc 1 chiếc tã nếu trời nóng quá .
Các nguy cơ thường gặp phải khi cho bé nằm điều hòa sai cách
Trong những ngày thời tiết nóng bức, nhờ có điều hòa mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn so với sử dụng quạt. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ chủ quan, dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh theo cách của mình đã gây nguy hiểm đến chính sức khỏe của con nhỏ. Cụ thể là
-
Bệnh méo miệng hay liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Trẻ sơ sinh nếu nằm trong phòng điều hòa để ở nhiệt độ thấp lâu trong vài ngày sẽ có một số biểu hiện ban đầu như trẻ ngủ không nhắm được mắt, chỉ khép hờ, không khép gọn miệng, góc mép miệng lệch hẳn sang một bên. Khi cho trẻ bú sẽ thấy khó khăn vì cơ miệng bị đơ. Đây là những dấu hiệu của tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Nếu thấy những biểu hiện này ở trẻ, cha mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Các chuyên gia y tế giải thích “thủ phạm” gây ra tình trạng này ở trẻ là do chinh gió lạnh của điều hòa.
-
Bệnh ngoài da
Khi trẻ nằm lâu trong phòng mở điều hòa, không được bổ sung nước kịp thời, sức đề kháng sẽ yếu đi. Thêm vào đó, không khí trong phòng không được lưu thông, độ ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi gây các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ như phát ban, mẩn ngứa hay dị ứng.
-
Khô mắt, mỏi mắt, nhiễm trùng mắt ở trẻ nhỏ
Không chỉ trẻ em mà người lớn khi ở trong phòng điều quá quá lâu sẽ khiến mắt bị khô, mỏi mắt. Nguyên nhân là do trong điều hòa có bộ phận hút ẩm khiến không khí trong phòng máy lạnh rất khô, nước mắt bốc hơi nhanh hơn. Ngoài ra, khi dùng điều hòa quá lâu sẽ làm không khí trong phòng sẽ đậm đặc dần, ô nhiễm gây khô mắt thậm chí gây nhiễm trùng mắt ở trẻ em.
-
Hen suyễn, dị ứng
Dựa vào kết quả khảo sát của các chuyên gia, trong cục tản nhiệt điều hòa không khí có đến hơn 90 nghìn vi khuẩn trên mỗi cm vuông, đây được cảnh báo là môi trường rất dơ bẩn. Những vi khuẩn này được thổi vào không khí trong nhà sẽ dễ dàng gây các bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, dị ứng… đặc biệt trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mẫn cảm với các thành phần trong không khí càng dễ mắc bệnh hơn cả.
Một số câu hỏi thường gặp
Xoay quanh vấn đề cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh sao cho đúng cách, các mẹ còn khá nhiều băn khoăn, thắc mắc. Dưới đây, chúng tôi liệt kế điển hình vài câu hỏi sau:
Trẻ sơ sinh nằm điều hòa hay quạt tốt hơn?
Chia sẻ chị Hòa (Lâm Đồng):
Con em được 3 tháng tuổi, em thường xuyên cho bé em nằm quạt, nhưng bé vẫn bị đổ mồ hôi và sổ mũi, gần đây có hơi ho về đêm. Cho em hỏi trẻ em nên dùng quạt hay điều hòa, nếu dùng điều hòa thì nên để bao nhiêu độ C? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Để trả lời chuẩn xác Trẻ sơ sinh nằm điều hòa hay quạt tốt hơn ? Bác sỹ chia sẻ thế nào:
Trẻ sơ sinh chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt nên luôn có thân nhiệt nhạy cảm và dễ thay đổi. Ba mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng ngủ của trẻ ở mức ổn định, hạn chế những thay đổi nhiệt độ không cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh. Việc sử dụng quạt hay điều hòa có thể gây những tác dụng phụ đến sức khỏe của trẻ sơ sinh nếu như ba mẹ không biết sử dụng đúng cách.
Quạt được phần lớn mọi người lựa chọn. Tuy nhiên, sử dụng quạt sẽ khiến gió thốc trực tiếp vào người trẻ, có thể gây nên tình trạng nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng không tốt đến hô hấp. Cánh quạt trong quá trình làm mát sẽ hút bụi bẩn, tạo ra những luồng gió đưa bụi về phía trẻ. Vậy nên ba mẹ cần phải chú ý để quạt ở chế độ xoay, không để gió trực tiếp thổi vào người trẻ. Không nên sử dụng quạt hơi nước vì sử dụng quạt hơi nước trong thời gian dài, sẽ làm độ ẩm không khí tăng, tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc và các vi khuẩn có hại phát triển.
Mùa hè có nên cho bé nằm điều hòa?
Mùa hè có nên cho bé nằm điều hòa? Theo các bác sĩ và những chuyên gia y tế thì trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm với nhiệt độ nhất. Do mới sinh hoặc chưa tiếp xúc lâu ngày với môi trường bên ngoài nên cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, không phản ứng kịp với những thay đổi về nhiệt độ. Do đó, trẻ có thể dễ dàng bị nóng hay thân nhiệt của trẻ có thể hạ xuống đột ngột. Trong những ngày hè, thời tiết nắng nóng thì trẻ càng dễ bị cảm sốt và mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì thế, điều hòa là giải pháp cân bằng nhiệt độ mà nhiều gia đình sử dụng giúp nhiệt độ trong nhà dịu bớt và mát mẻ hơn, dễ chịu hơn cho trẻ sơ sinh.
Sử dụng điều hòa không khí hay điều hòa nhiệt độ giúp cho không gian quanh trẻ không chỉ mát mẻ mà còn có thể ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong tiết trời nắng nóng. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa cũng ẩn chứa nhiều mối lo ngại nên biết cách sử dụng điều hòa sao cho hợp lý và hiệu quả là điều mà nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm.
Điều hòa sẽ cung cấp nhiệt độ ổn định hơn, đặc biệt trong những ngày nóng bức, máy lạnh sẽ điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn quạt. Tuy nhiên, điều hòa sẽ làm giảm độ ẩm và sự lưu thông trong không khí, việc chỉnh nhiệt độ không phù hợp có thể gây các bệnh viêm mũi, viêm phổi,… cho trẻ.
Nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 26 – 28 độ C. Nên để một chậu nước hoặc khăn ẩm trong phòng để cung cấp độ ẩm không khí, tránh cho trẻ bị khô da, mất nước. Tránh để trẻ nằm tại nơi có luồng gió của máy lạnh thổi trực tiếp. Khi nằm điều hòa, nếu trẻ ra mồ hôi mà chưa lau kịp sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh, ba mẹ cần thường xuyên chú ý đến thân nhiệt của trẻ. Sử dụng nước muối sinh lí nhỏ mũi cho trẻ để tránh khô mũi. Chú ý vệ sinh máy điều hòa định kì để tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại phát triển.
Làm thế nào để biết cơ thể của trẻ nóng hay lạnh?
Cơ thể của trẻ đang tăng trưởng nên tất cả các chuyển hóa về trao đổi chất sẽ diễn ra khá mạnh mẽ, thân nhiệt cũng tăng cao hơn, và trẻ thường thấy nóng bức hơn so với người lớn. Bạn sử dụng mu bàn tay của trẻ để kiểm tra về thân nhiệt của con tai 3 bộ phận như: lưng, mặt, và cổ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nóng là: mặt trẻ hơi đỏ, sau gáy của trẻ có ra mồ hôi. Lúc này mẹ đang băn khoăn không biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa hay không?
Khi nằm điều hòa con bị hó có sao không?
Với vấn đề này thì mẹ không cần phải lo lắng quá, bởi khi sử dụng điều hòa không khí sẽ bị khô, lạnh. Phần niêm mạc mũi của trẻ sẽ bị khô, và từ đó cơ chế tự nhiên sẽ tăng tiết dịch làm cho độ ẩm niêm mạc mũi, khiến cho trẻ dễ bị ho, bị sổ mũi.
Khi trẻ đã nằm quen trong phòng điều hòa thì trẻ sẽ trở lại bình thường, mẹ chỉ cần sử dụng theo đúng cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh là được. Hơn nữa, cha mẹ nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý con con yêu để giữ ẩm, mũi của trẻ sẽ không bị khô. Nhưng, nếu trong tình trạng ho, sổ mũi của trẻ kéo dài và trẻ có hiện tượng bị nóng đầu, lúc này bạn cần đưa trẻ tới thăm khác trực tiếp bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hoà 24/24
Cha mẹ không nên bật điều hoa liên tục và để bé ở trong đó cả ngày. Hãy để cho bé được tiếp xúc với không khí tự nhiên. Khoảng 3-4 giờ sử dụng, bạn nên tắt điều hoà, mở cửa cho không khí bên ngoài cùng với độ ẩm tự nhiên lùa vào phòng. Những buổi sáng sớm không khí trong lành hay ngày trời chuyển mát, cha mẹ đưa bé ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên sẽ tạo cơ hội cho bé gia tăng sức đề kháng, ngăn ốm vặt.
Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ nên chú ý đắp lại chăn thường xuyên để giữ ấm cho con.
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Kỹ năng xử lý đúng khi con gặp các bệnh về điều hòa
– Viêm họng: Nếu trẻ bị ho nhẹ, viêm họng mới chớm khi nằm điều hòa, mẹ có thể cho bé uống chanh đào mật ong, quất ngâm đường phèn, lê hấp đường hay cam nướng muối tinh… đều có tác dụng chữa bệnh.
– Nghẹt mũi: Không khí khô lạnh dẫn đến nghẹt mũi là khó chịu nhất cho trẻ nhỏ. Để giảm nghẹt mũi mẹ cần thường xuyên xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của bé. Một phương pháp nữa, đó là xông hơi mũi cho bé bằng cảm xuyên hương theo hướng dẫn này. Chỉ cần lưu ý nhiệt độ nước không quá 50 độ C và khoảng cách nước – mũi bé không nên quá gần để tránh bỏng.
Ngoài ra, mẹ có thể massage mũi con bằng cách lấy ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp mũi bé từ trên xuống dưới, làm nhiều lần trong ngày cũng có thể giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
– Cảm lạnh, sốt: Khi con đã bị cảm lạnh hay sốt tức là lúc hệ thống miễn dịch đã cần phải hoạt động hết công suất. Nếu bé bị lặp đi lặp lại, sốt cao hơn 3 ngày kèm theo các biểu hiện ớn lạnh, đau đầu hay co giật thì mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Vì thế, để tránh tình trạng đau ổm xảy ra, câu trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa 24/24 hoàn toàn là không nhé các mẹ.
Một số dòng điều hòa phù hợp với trẻ sơ sinh
1. Điều hòa Panasonic 1 chiều Inverter 9040BTU CU/CS-PU9WKH-8M
Điều hòa Panasonic 1 chiều Inverter 9040BTU CU/CS-PU9WKH-8M là một trong những mẫu mã mới 2020 với thiết kế kiểu dáng đẹp mắt màu trắng sang trọng phừ hợp với mọi không gian sử dụng.
Điều hòa với công suất 9040BTU rất phù hợp lắp đặt cho phòng có diện tích dưới 15 m2 như phòng ngủ, phòng làm việc nhỏ. phòng khách bé.
Đặc biệt sản phẩm Điều hòa Panasonic 1 chiều Inverter 9040BTU CU/CS-PU9WKH-8M được tích hợp chế độ Sleep rất phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ và người già. Khi ngủ trong khoảng 3 giờ đầu, nhiệt độ sẽ tự điều chỉnh giảm 2°C so với nhiệt độ cài đặt. Trong những giờ sau đó, nhiệt độ sẽ được tăng 1°C so với nhiệt độ cài đặt giúp bé không bị lạnh giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
2. Điều hòa Daikin 2 chiều Inverter 11900 BTU FTHF35RAVMV
Điều hòa Daikin 2 chiều Inverter 11900 BTU FTHF35RAVMV với thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn đặc biệt với khả năng vừa làm lạnh, vừa sưởi ấm, điều hòa 2 chiều là sự lựa chọn hàng đầu với gia đình có trẻ nhỏ tiện lợi sử dụng mùa đông và mùa hè.
Công suất của điều hòa khá lớn lên tới 11.900 BTU phù hợp cho phòng có diện tích từ 15 – 20 m2 như phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ rộng.
Điều hòa Daikin 2 chiều Inverter 11900 BTU FTHF35RAVMV sử dụng công nghệ Inverter giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ ngoài ra với chế độ vận hành êm ái không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Cung với đó điều hòa được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại cùng với chế độ ngủ đêm được thiết lập trong chiếc điều hòa Daikin giúp tự động tăng nhiệt độ phòng lên mức hợp lý nhất là khi vào ban đem phù hợp với thân nhiệt của người sử dụng đem đến cho cả gia đình giấc ngủ ngon.
Tóm lại, dù bạn có chọn lựa bất cứ dòng sản phẩm cao cấp, trung bình hay bình dân thì cũng đều phải tuân thủ đúng cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn sức khỏe của bé nhất.
Tổng kết:
Phía trên ,chúng tôi vừa tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh. Mong rằng, sẽ giúp ích cho các gia đình chăm sóc bé phát triển toàn diện về mọi mặt. Chúc các mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh!!!