Trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ là điều bình thường, thậm chí ngay cả đi ăn, đi ngủ hay lúc thay bỉm.
Những tháng khoảng đầu đời, trẻ hay có dấu hiệu giật mình, rướn người. Thực tế, cho thấy một số trẻ còn vặn mình đến mức bật máu rốn. Thế nhưng, sau đó sẽ dần dần thưa ra và biến mất. Để hiểu rõ lý do tại sao bé lại xuất hiện dấu hiện này, hãy bớt chút thời gian cùng Fanhome tham khảo thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ
1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình mẹ đã biết chưa?
Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết, thường bắt đầu bằng việc trẻ gồng người lên để vặn mình, đồng thời mặt đỏ lên khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra khi trẻ thức hoặc ngủ, đa phần chỉ kéo dài khoảng vài phút là trẻ lại trở về trạng thái bình thường.
Vậy tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ sơ sinh được chia thành hai nhóm và nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cha mẹ cần có kiến thức để xác nhận trẻ sơ sinh hay vặn mình là do nguyên nhân nào, nếu là bệnh lý thì cần điều trị sớm.
1.1. Trẻ sơ sinh hay vặn mình liên tục khi ngủ do nguyên nhân sinh lý
Tình trạng vặn mình sinh lý này có thể gặp ở trẻ sơ sinh từ vài tuần đến 2 tháng tuổi, đến khi trẻ 3 – 4 tuổi hiện tượng này sẽ biến mất. Nguyên nhân do trẻ nằm trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày, khi sinh ra đời còn chưa quen với cuộc sống bên ngoài. Vì thế, tế bào thần kinh chưa phát triển hoàn toàn, vỏ não dễ bị kích thích và có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.
Khi bị kích thích thần kinh, trẻ thường có biểu hiện múa vờn hoặc vận động tay chân vô thức. Do vận động sơ sinh còn hạn chế nên trẻ có thể vặn mình hoặc khua tay chân.
Có thể nhận biết trẻ vặn mình do sinh lý bằng cách theo dõi tình trạng này thường xuất hiện sau tác động của yếu tố môi trường như:
– Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Trẻ ngủ ở nơi hoặc tư thế không thoải mái như: đệm quá cứng, gối đầu quá cao, tư thế co quắp không thoải mái, không gian nhiều tiếng ồn và ánh sáng.
– Thường có động tác vặn mình, cựa quậy, vặn người,… khi đói và trở lại bình thường sau khi bú.
– Trẻ tiểu nhiều dẫn tới ướt tã, bỉm nhiều.
– Có phản ứng vặn mình khi tiểu hoặc đại tiện.
– Trẻ mặc quần áo hoặc quấn chăn quá chật gây khó chịu nên có phản ứng chống lại như vặn mình, gồng mình, khua tay chân vô thức.
1.2.Trẻ sơ sinh hay vặn mình liên tục khi ngủ do nguyên nhân bệnh lý
Cần cẩn thận nếu biểu hiện vặn mình của trẻ đi kèm với các dấu hiệu bất thường như: ra mồ hôi trộm, ọc sữa, quấy khóc nhiều thì có thể nguyên nhân do bệnh lý hoặc vấn đế sức khỏe như: bệnh đường tiêu hóa, thiếu Canxi, Vitamin D,…
Cần xác định nguyên nhân bệnh lý hay dinh dưỡng này để khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Ngoài ra, khi trẻ thường có phản ứng vặn mình, gồng mình, cha mẹ hãy kiểm tra trẻ có bị thương tổn ngoài da không. Việc côn trùng đốt gây ngứa hoặc tổn thương do va đập cũng khiến trẻ đau đớn và có biểu hiện này.
2. Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è có sao không?
Trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ, là biểu hiện bình thường bởi bé chưa quen với môi trường bên ngoài, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ vẫn chiếm ưu thế.
Do đó, trẻ có dấu hiệu múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích. Hiện tượng này xuất hiện từ vài tuần tuổi tới 2 tháng tuổi, kết thúc khi trẻ được 3 – 4 tháng.
Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều kèm theo các biểu hiện ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì đó là biểu hiện của chứng thiếu Vitamin D hoặc bệnh về đường tiêu hóa cần phải đi gặp bác sĩ ngay.
3. Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện gồng người vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi thức. Hoặc khi ngủ có ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tuổi tới 2 tháng và thường kết thúc khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi.
Đây là biểu hiện sinh lý bình thường, nguyên nhân do trẻ chưa quen với cuộc sống ở bên ngoài tử cung của mẹ, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Do đó, trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ Não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.
Biểu hiện hay vặn mình ở sơ sinh được chia thành 2 trường hợp: vặn mình là biểu hiện sinh lý và vặn mình là biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, các bậc cha mẹ cần để ý xem hiện tượng vặn mình đó liệu có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.
4. Biểu hiện trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ
4.1. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình liên tục khi ngủ do sinh lý
Có rất nhiều yếu tố sinh lý từ môi trường tác động đến trẻ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đỏ mặt như:
– Nơi trẻ ngủ không thoải mái, ngủ trên đệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ không được thoải mái; có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh.
– Trẻ bị nóng quá hoặc lạnh quá.
– Trẻ đói thường sẽ có biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…
– Phản ứng khi rặn tiểu hoặc đại tiện
– Trẻ bị ướt tã, bỉm do đi tiểu nhiều.
Trẻ bị quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật chội: khi trẻ có những vận động tay chân vô thức, nếu bị quấn chặt quá sẽ gây khó chịu và gây ra phản ứng như vặn mình, gồng mình.
4.2. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý
Khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều kèm theo các biểu hiện ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý, ví dụ chứng thiếu vitamin D, canxi hoặc bệnh về đường tiêu hóa…
Nếu để trẻ sơ sinh thường xuyên bị vặn mình, gồng đỏ mặt, thậm chí hay giật mình khi ngủ thì bố mẹ cần phải quan tâm hơn vì điều này nếu kéo dài có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác khiến da của trẻ bị thương tổn như ngứa, nóng rát cũng làm cho trẻ Khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai, gây ra phản ứng vặn mình, gồng mình…
5. Mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ
Đối với những biểu hiện bệnh lý, các bố mẹ không sử dụng các mẹo chữa cho trẻ mà phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để có những chẩn đoán kịp thời từ đó có cách chữa và chăm sóc phù hợp nhất.
cách chữa trẻ vặn mình liên tục khi ngủ
Đối với những biểu hiện sinh lý bình thường, cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể áp dụng như sau:
5.1. Nên chú ý yếu tố xung quanh để đảm bảo trẻ ngủ ngon
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là do giấc ngủ của bé không sâu. Vì vậy, để đảm bảo bé được ngủ ngon mẹ nên cho bé mặc quần áo rỗng rãi, thoáng mát đồng thời đảm bảo nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh.
Đệm ngủ của bé phải bằng phẳng, sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã của bé để bé luôn được khô thoáng, dễ chịu.
5.2. Xoa dịu bé khi bé có biểu hiện gồng mình vặn mình
Khi thấy trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ, mẹ có thể ôm bé vào lòng vuốt ve, âu yếm để bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Có thể bật những đoạn nhạc du dương nhẹ nhàng hoặc ru bé ngủ.
5.3. Tắm nắng thường xuyên cho trẻ
Khi vừa mới chào đời, trẻ rất dễ bị thiếu hụt canxi, đặc biệt là những bé sinh non. Tình trạng thiếu canxi khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, hay vặn mình. Do vậy, mẹ nên bổ sung canxi cho bé bằng cách tắm nắng thường xuyên. Thời điểm thích hợp nhất cho trẻ tắm nắng là lúc bình minh. Với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ nên cho bé tắm tầm 10 – 15 phút mỗi ngày. Mẹ chú ý không cho bé tắm vào những ngày lộng gió, trời lạnh hay chuyển mùa. Sau khi tắm nắng xong, mẹ dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé và đặt bé ở chỗ kín gió, thoáng mát.
5.4. Kiểm tra da bé có vấn đề gì không?
Hãy chú ý tới những vùng da bị gấp, thường ở phần bắp tay, chân gần khuỷu, cổ, bẹn, vùng kín của bé…xem có bị viêm nhiễm, hăm, đỏ loét hay mẩn đỏ không. Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ, hăm quá nhiều cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có được những hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.
Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt cao thì không được tự ý bôi thuốc cho trẻ mà nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có được chẩn đoán đúng và xử lý kịp thời.
5.5. Chọn bỉm tã loại êm ái để trẻ ngủ ngon
Một trong số những lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và gồng mình là do giấc ngủ không được sâu, một số nguyên nhân như tã bỉm bị ướt, quần áo không thoải mái, chật chội… khiến trẻ khó chịu và ngủ không ngon.
Mẹo đơn giản là hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, đủ ấm cho bé và chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát. Đệm và chăn gối của trẻ cũng nên dùng loại có chất liệu tốt và sạch sẽ, không nên để vương mùi nước tiểu, ướt do nước tiểu của trẻ gây khó chịu cho cả bố mẹ và bé.
5.6. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Việc nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ, gây nên hiện tượng trẻ vừa ngủ vừa hay vặn mình, giấc ngủ không sâu và hay quấy khóc.
5.7. Massage cho bé nhẹ nhàng
Mẹ có thể ôm bé vào lòng và vuốt ve, âu yếm bé mỗi khi bé vặn mình, gồng mình để bé được cảm thấy thoải mái hơn, an toàn và dễ chịu hơn, bé sẽ ngủ ngon hơn.
Hãy cố gắng nhẹ nhàng, đừng lo lắng hay căng thẳng bởi sự căng thẳng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới bé, khiến bé “bất an” theo. Các mẹ chỉ cần dịu dàng vuốt ve bé, xoa dịu bé và để bé nghe tiếng của mẹ (tiếng nhỏ vừa đủ nghe) thì bé sẽ thấy an toàn và yên tâm ngủ ngon.
5.8. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú
Thông thường đối với trẻ bú mẹ, thường mẹ ăn gì con sẽ ăn đó, vì vậy để giúp con đủ dưỡng chất, đủ canxi, vitamin, kẽm…các mẹ hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học.
Những thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu…hay các loại cá nhỏ có thể ăn cả xương các mẹ nên bổ sung. Bên cạnh đó, rau xanh, thịt, cá các loại cần đa dạng để trẻ sơ sinh phát triển tốt hơn.
5.9. Quan tâm đến cảm xúc của con
Là một cách chữa rướn người cho trẻ sơ sinh, đó là cách để trẻ giãn các cơ và khớp khi nằm một chỗ quá lâu và triệu chứng này sẽ tự mất khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh vặn mình cũng là cách để trẻ thể hiện rằng trẻ đang mỏi, khó chịu, trẻ đói, mệt hay bị ướt tã… Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý đến những cảm xúc của con để có biện pháp khắc phục.
6. Chữa trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ bằng mẹo dân gian có hiệu quả không?
Các giải pháp theo dân gian khắc phục hiện tượng vặn mình ở trẻ em có hiệu quả không phụ thuộc vào độ thích nghi của con và tính hợp lý của mẹo đó. Mặc dù mẹo dân gian có thể giúp con giảm tình trạng vặn mình, nhưng không phải mẹo nào ba mẹ cũng nên làm với con.
6.1. Không nên áp dụng những mẹo ” lạ”
Như đã đề cập ở trên, sử dụng nước cốt chanh cùng lòng trắng trứng là một mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên rằng ba mẹ không nên áp dụng giải pháp này. Về cơ bản, da bé rất nhạy cảm, trong khi nước chanh nhiều axit và lòng trắng trứng không đảm bảo vệ sinh. Khi da bé tiếp xúc với hỗn hợp này, con sẽ dễ bị nhiễm khuẩn da, và nguy cơ gặp một số vấn đề nghiêm trọng khác.
6.2. Trẻ có dấu hiệu bất thường
Chữa rướn ở trẻ sơ sinh bằng dân gian không hiệu quả nếu trẻ có dấu hiệu bất thường và tình trạng vặn mình không giảm đi. Một số biểu hiện không bình thường của bé có thể kể đến như tiêu chảy, giật mình, chán ăn, không ngủ được, nôn ói… Trong trường hợp này, ba mẹ cần dừng thực hiện mẹo dân gian ngay lại và đưa con đi khám để tránh gây nên tình trạng tồi tệ thêm.
Nhìn chung, mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh vặn mình có thể được áp dụng nếu bạn chắc chắn nó an toàn đối với con mình. Một số cách xông hơi, tẩy lông hay chườm nóng là những mẹo dân gian được nhiều người đề cập, nhưng không phải chắc chắn hiệu quả, ngược lại còn có thể gây nguy hiểm. Việc của ba mẹ là phải tỉnh táo khi áp dụng bất kỳ giải pháp nào. Hãy ghi nhớ rằng da trẻ sơ sinh là nhạy cảm và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo dân gian tác động trực tiếp đến da của con.
7. Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Có rất nhiều bố mẹ thường nghe những mẹo chữa dân gian và áp dụng vào chữa cho bé mà không biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi trẻ có những biểu hiện sau đây cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:
– Hiện tượng hạ canxi máu: Với biểu hiện là tăng kích thích thần kinh cơ, dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, gồng mình kèm thêm các biểu hiện như đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, nôn mửa, hay nấc, quấy khóc và chậm lên cân…phải đưa đi gặp bác sĩ ngay.
– Tình trạng da bé bị tổn thương cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những cách xử lý phù hợp.
– Trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ, ăn không ngon, sút cân và hay quấy khóc cũng cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý.
8. Sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi “trị bệnh” vặn mình ở trẻ
Trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn lo lắng bởi hành động này và mách nhau tẩy lông đẹn cho con như một cách “trị bệnh”.
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng, nhất là các diễn đàn về việc chăm sóc con cái, nhiều thành viên chia sẻ nhau các trị việc trẻ sơ sinh vặn mình bằng cách tẩy “lông đẹn”. Nhờ đó, trẻ sẽ ngủ ngon hơn, không quấy khóc. Rất nhiều mẹ đã hào hứng áp dụng cách làm này cho con.
Thấy cơ thể con có nhiều lông hơn so với các bé cùng sinh và hay vặn mình, nhiều khi đang ngủ ngon bé vặn là dậy, chị Nguyễn Mai Lan (Hà Nội) đã áp dụng cách mọi người mách. Theo đó dùng lòng trắng trứng trộn với trứng gà thoa khắp người để đánh lông đẹn cho bé.
Khi lông đẹn hết con sẽ ngủ ngon hơn, không còn vặn mình. Chị không ngờ rằng sau khi áp dụng, con chị lại quấy khóc nhiều hơn, da bị tấy đỏ. Đưa con đi khám, bác sỹ cho hay da của bé bị viêm nhiễm nặng.
Về vấn đề này, GS.TS Phạm Nhật An – giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết: Tẩy lông đẹn cho trẻ chỉ là cách truyền miệng dân gian, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Lông măng hay còn gọi là lông tơ, lông đẹn, lông cáy chính là lớp bảo vệ làn da non nớt của bé trong những năm tháng đầu đời. Khi bé lớn lên theo thời gian khoảng vài tháng chúng sẽ tự dụng dần rồi hết.
Với cách dùng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt tranh để tẩy lông mà nhiều mẹ đang mách nhau rất nguy hiểm với làn da của trẻ. Trẻ sơ sinh làn da còn non nớt, nước cốt chanh lại chứa nhiều axit dễ gây mẩn da trẻ.
Hơn nữa, hỗn hợp lòng trắng trứng gà rất mất vệ sinh, khi xoa lên da của bé có thể sẽ gây nhiễm khuẩn làn da non nớt của trẻ, thậm chí trứng gà sống có thể mang mầm bệnh của cúm gia cầm.
Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh rằng, hiện tượng rướn mình, vặn mình đến đỏ mặt ở trẻ sơ sinh là hết sức bình thường. Giống như người lớn đôi khi mỏi cần vươn vai thì trẻ nhỏ cũng vậy, chúng cũng sẽ vận động bằng việc vặn mình, rướn mình để lớn lên. Đừng vội thấy trẻ hay vặn mình đã cho là bệnh mà lạm dụng những cách chữa không đúng khoa học như trong dân gian thường hay truyền miệng.
Trường hợp trẻ vặn mình quá nhiều có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: ăn kém, ngủ không được, bỏ bú, sút cân, tiêu chảy, rụng tóc… thì cần đưa trẻ đi khám các cơ sở y tế uy tín chứ không nên chỉ dựa vào các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh cho con. Trẻ vặn mình đến một thời kỳ, thường là sau khi trẻ được 2-3 tháng sẽ tự biến mất.
Ngoài ra, trẻ vặn mình nhiều khi cũng do bé khó chịu hay do bé hiếu động. Nếu bé hiếu động thích ngọ nguậy thì cứ để cho bé vận động sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn. Nếu bé vặn mình do khó chịu hoặc thường xuyên trong khi ngủ, các bậc cha mẹ cần xem có điều gì làm bé khó chịu không. Chẳng hạn như ngủ nóng quá, phòng bí, tã bị ướt, nhiều tiếng ồn, bé ăn có no hay không…
9. Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị vặn mình khi ngủ
Dạo này mình được tiếp xúc với các mẹ nhạy cảm và siêu nhạy cảm: trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ, thậm chí con rướn một phát lòng mẹ đau như cắt, cứ phải nằm im thin thít như thịt nấu đông mới ấm được lòng mẹ…. hay gồng mình rặn ị một phát thì lại thương con vô hạn vô lường….
Trẻ sơ sinh rướn khi ăn thì sao?
Hoàn toàn bình thường. Có những em bé ăn uống rất thư giãn và chú tâm, một số khác thì có thể năng động hơn. Nhiều bé bị cố định đầu vào bình sữa và cảm thấy nhàm chán và muốn làm việc khác, do đó con co giãn cơ thể, vừa tập thể dục vừa ăn. Không cần quá lo lắng khi con rướn, vặn người khi ăn.
Hãy kiên nhẫn. Khi con có khớp ngậm tốt, và bú mẹ thành thạo cũng như có sự tăng trưởng phù hợp thì việc rướn đơn giản chỉ là cử động của cơ thể mà thôi. Đôi khi mẹ mới cho bú lần đầu và chưa quen thì con có thể cảm nhận thậm chí đồng cảm với sự lo lắng, hoang mang từ mẹ, do đó con cũng ít sự ổn định tâm lý hơn.
Ngược lại, với các mẹ cho bú lâu đến lúc bé tập đi, có thể con thấy thế giới bên ngoài quá rộng và nhiều điều để khám phá do đó con sẽ uốn éo mỗi lần ngồi một chỗ để ti. cần rất nhiều kiên nhẫn từ cha mẹ, và con sẽ hiểu dần lúc nào là lúc
ăn và thức ăn từ đâu đến.
(Bs. Nhi khoa Anatoly Belilovsky)
Không cần lo lắng khi con vặn người khi ăn. Có thể con đang tìm vị trí thư giãn và thoải mái hoặc cũng có thể do hệ tiêu hóa được thức tỉnh và vận hành lại do đó hệ bài tiết cũng được thức tỉnh theo: con
rặn ị hoặc đánh rắm khi ăn sữa đầu từ mẹ.
(BS Nhi khoa Charlene Sojico)
Khi con ị cũng cũng uốn éo như sâu, và rướn. Vậy có bình thường không?
Hoàn toàn bình thường!
Điều này thường kèm theo với cử chỉ con rặn đỏ mặt như thế đang đau đớn tột cùng và làm nhiều cha mẹ lo lắng. Nên nhớ, với trẻ sơ sinh thì đây là những lần đầu tiên con sử dụng hệ tiêu hóa của chính mình, so với trước đây trao đổi chất là qua dây rốn.
Đương nhiên mọi thứ mới vận hành luôn luôn cần sự cố gắng – nỗ lực và làm quen. Con làm quen với cảm giác phân đi qua, cảm giác kích hoạt của những tế bào thần kinh nhạy cảm nơi hậu môn. Chưa kể các cơ hậu môn, cơ sàn chậu của bé chưa bao giờ được vận hành nên không khỏi việc nhầm lẫn tín hiệu. Càng lớn, bé càng có nhiều cơ hội rèn luyện việc đi ngoài này, các cơ sẽ hoạt động nhịp nhàng và việc đi ngoài sẽ trông đỡ khổ sở hơn.
Trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ, đây là một hoạt động tất yếu của trẻ, cha mẹ không thể làm gì hộ được cho con mà chỉ có cách duy nhất là chờ đợi và để tự nhiên thực hiện sứ mệnh của nó! Miễn là phân con mềm, không táo bón là mọi sự bình thường. Nên nhớ trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể đi 10 lần/ngày cho đến 2 tuần mới đi ngoài một lần vẫn được coi ở giới hạn bình thường và không cho là bị táo bón. Táo bón không được đo bằng bao nhiêu ngày không đi, sự khổ sở trong rặn ị mà táo bón được quyết định bởi ĐỘ CỨNG của phân.
(BS Nhi khoa Laura Webb)
Hoàn toàn bình thường. Em bé đang trả lời cho những cảm giác khác biệt của việc đi ngoài: về sức ép, âm thanh, độ ẩm ướt, độ ấm và tác động của nội tạng (bóng đái, cơ quan bài tiết…)
Trẻ càng nhỏ thì việc đi ngoài càng trở nên lạ lẫm với con. Con có thể sợ hãi hoặc rối loạn khi mới chào đời và thực sự cảm nhận thay đổi cơ thể khi đi ngoài, do đó con rướn vặn người mạnh và rặn đỏ mặt. Điều này là bình thường, và dần dần con sẽ làm quen với việc này.
Trẻ sơ sinh hay rướn, khi nào là nguy hiểm?
Khi bạn thay bỉm cho con, con rướn vặn rất nhiều thì cần đảm bảo giữ bé tốt, không để bé vặn vẹo quá gần mép bàn/giường khi thay quần áo hay bỉm cho bé.
(BS. Richard Pollard – BS gây mê)
Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi thay quần áo hay bỉm cho bé trên bàn thay đồ. Nếu bé rướn vặn quá nhiều mẹ có thể cho bé nghe nhạc, đồ chơi để làm bé tập trung một điểm nhìn, hoặc nhiều mẹ dùng ti giả.
(BS nhi khoa Pamela Lindor)
(Ở nước ngoài, bé có bàn thay đồ riêng gọi là changing table, và bé được thay bỉm tại đây, tách môi trường có thể phơi nhiễm và tiếp xúc có nhiều vi khuẩn từ chất thải: nước tiểu, phân của bé với môi trường sinh hoạt chỗ bé nằm ngủ, chơi. Bàn thay bỉm ở nước ngoài thường có một lớp đệm êm và bọc bởi một lớp khăn để dễ dàng tháo đi giặt sạch cho bé)
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình. POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian ngủ 8 tiếng mỗi đêm.
Có nên cho trẻ uống thuốc chữa bị vặn mình không?
Việc uống thuốc chống vặn mình cho trẻ sơ sinh, phải có y kiến bác sĩ, nhi nếu bạn muốn cho trẻ uống thêm nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra xem cần bổ sung? Trẻ bú mẹ thời gian trung bình 10-15 phút, trẻ sẽ no, trẻ ngủ yên 2-3 giờ dậy đòi bú.
Để trẻ ngủ ngon bạn cần cho trẻ bú no trước khi ngủ, tắm nắng mỗi ngày, nếu bạn bổ sung vitamin D qua thuốc Aquadetrim thì nhu cầu trẻ sinh non cao 800-1000UI. Thời gian ngủ trung bình trẻ 18 giờ/ ngày, nếu trẻ ngủ đủ giấc trẻ sẽ vui chơi và vào giấc ngủ thật thoải mái không lim dim. Bạn hãy để trẻ ngủ đừng đánh thức trẻ dậy bú nếu trẻ không đòi.
10. Chuyên mục hỏi đáp trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ
Hỏi:
Con tôi sinh được 20 ngày, gần đây bé hay vặn mình trong lúc ngủ, hay lúc không ngủ bé cũng vặn mình (mỗi khi vặn mình mặt bé đỏ cả người) và bé không chịu ngủ trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 4 giờ sáng. Những biểu hiện như thế của con tôi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ? Biểu hiện trên thuộc bệnh lý gì ? Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên và chỉ dẫn cho tôi hướng khắc phục hay đi khám ở phòng mạch nào. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ để bé có giấc ngủ ngon và không vặn mình trong lúc ngủ. (Lê Tấn Tài)
Trả lời:
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi. Biểu hiện vặn người, đỏ mặt của trẻ thường kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vặn mình sinh lý như: Chỗ ngủ của trẻ quá sáng hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ; do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói; trẻ đi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh nên vặn mình để rặn chất thải ra ngoài cơ thể; tã trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quá chặt khiến trẻ khó chịu.
Ngoài ra, trẻ vặn mình đỏ mặt nhưng vẫn bú tốt, không nôn trớ, không khóc khó chịu, lên cân tốt thì cha mẹ không cần lo lắng.
Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm… luôn có mối quan hệ mật thiết với việc trẻ bị thiếu canxi, thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói. Trẻ còi, chậm lên cân.
Nếu vặn mình đỏ mặt do trào ngược dạ dày thực quản, trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn trớ, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
Nói tóm lại, nếu con bạn vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi.
Còn tình trạng con bạn không ngủ vào lúc 2 -4 giờ sáng là do bé chưa phận biệt được ngày đêm, do đó cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Bất kể bé đã buồn ngủ hay chưa, đến một giờ cố định ban đêm, sau cho bé bú no, bạn đặt bé vào chỗ ngủ quen thuộc. Việc lặp đi lặp lại hành động chuẩn bị trước khi đi ngủ quen thuộc này sẽ giúp bé dần hình thành thói quen ngủ đúng giờ giấc. Thêm vào đó, bạn cũng cần giúp bé phân biệt ngày đêm: Vào ban ngày, hãy giữ cho con tỉnh táo bằng cách mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé, những âm thanh quá lớn. Trẻ sơ sinh vẫn cần ngủ các giấc ngắn trong ngày, mẹ đừng giữ cho bé thức sẽ làm bé căng thẳng và phát cáu. Trong khi đó, ban đêm mẹ cho bé bú no, thay tã, tắt bớt đèn và giữ yên lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cữ bú, do vậy ba mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé để việc chăm con không còn vất vả nữa.
Tổng kết:
Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ hoàn toàn là chuyện bình thường, vì thế phụ huynh chớ lo lắng quá. Hãy thử áp dụng một số mẹo dân gian ở trên, để giảm bớt tình trạng rướn, giật mình. Từ đó, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.